Vị trí, tiến độ dự án cầu Thượng Cát Đông Anh ! Bao giờ khởi công ?
Thông tin được tổng hợp từ internet mang tính chất tham khảo. Thông tin chính xác sẽ được cơ quan chức năng thông báo trên các phương tiện đại chúng !
Cầu Thượng Cát là một trong số các cây cầu được bắc qua sông Hồng theo quy hoạch lộ trình giao thông của thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050. Cầu là dự án giao thông huyết mạch của khu vực phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội nối quận Bắc Từ Liêm sang huyện Đông Anh. Hãy cùng Bandatdonganh.net tìm hiểu sâu hơn về cây cầu này nhé!
dự án cầu Thượng Cát được thủ tướng chính phủ đồng ý chủ trương thi công, xây dựng nằm trên tuyến đường vành đai 3,5 theo hình thức BT ( thi công xây dựng – chuyển giao ). Đơn vị nhận trách nhiệm triển khai dự án sẽ nhận được 1 dự án khác để triển khai thu hồi phần vốn bỏ ra cho dự án cầu.
Quý khách hàng quan tâm tìm mua Nhà đất Đại Mạch Đông Anh xem ngay tại đây >>>
Vị trí cầu Thượng Cát theo quy hoạch của thành phố.
Mô tả lộ trình của cầu Thượng Cát sang khu vực Đông Anh.
Cầu cắt qua đê Thượng Cát bắc qua sông Hồng.
Thủ tướng đã lưu ý ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thẩm định, lập, phê duyệt các báo cáo các tình huống xảy ra khi triển khai thi công dự án, ảnh hưởng đến quy hoạch của các khu vực xung quanh. Đồng thời Hà Nội cùng với các bộ, ban ngành cùng hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án đảm đảm được tiến độ, chất lượng công trình. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được thủ tướng chính phủ ủy quyền việc lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư uy tín và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính hiệu quả của dự án cầu Thượng Cát.
Đoạn từ đê Thượng Cát bắc qua sông Hồng.
Sơ đồ các tuyến đường đi qua cầu Thượng Cát như vành đai 3,5 – đường Tây Thăng Long – đường nối với cầu Nhật Tân.
Cầu cắt ngang đê Thượng Cát nối thẳng vào đường vành đai 3,5.
Đoạn tiếp nối là đường vành đai 3,5 nối ra đường Tây Thăng Long, song song đường 70.
Nút giao thông giữa đường Tây Thăng Long và đường vành đai 3,5.
Sai khi hình thành, cư dân từ đường 32, khu vực phía Tây Hà Nội có thể dễ dàng đi đến huyện Đông Anh.
Lộ trình cầu Thượng Cát bên địa bàn huyện Đông Anh.
Đường dẫn lên cầu phía Đông Anh giáp với khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Theo đó, cầu Thượng Cát sẽ kết nối giao thông giữa đường vành đai 3,5 đến đường Hoàng Sa.
Hình ảnh đoạn cầu Thượng Cát và đường vành đai 3,5 trên địa bàn huyện Đông Anh.
Nhìn tổng thể lộ trình cầu Thượng Cát kết nối với Đại Mạch và KCN Bắc Thăng Long.
Theo phương án kiến trúc, cầu Thượng Cát sẽ có chiều dài 6km, độ rộng từ 6 đến 10 làn xe chạy bắc qua sông Hồng từ xã Thượng Cát quận Bắc Từ Liêm đến xã Đại Mạch trên địa bàn huyện Đông Anh. Điểm đầu bắt từ đường vành đai 3,5 ( song song đường 70 ) chạy cát ngang qua đê Thượng Cát sang xã Đại Mạch, Đông Anh ( gần khu công nghiệp Bắc Thăng Long ).
Vị trí cầu Thượng Cát nhìn từ cầu Thăng Long.
Đường vành đai 3,5 đoạn qua khu công nghiệp Bắc Thăng Long chạy về cầu Thượng Cát đã thông xe rất lâu.
Đoạn đường vành đai 3,5 từ chân cầu Thượng Cát qua cầu vượt Kim Chung kết nối vào đường Hoàng Sa.
Nhờ có cầu Thượng Cát, người dân không cần đi qua cầu Thăng Long khi di chuyển giữa quận Bắc Từ Liêm và Đông Anh, Mê Linh.
Vào năm 2018, ông Nguyễn Thế Hùng – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 2453/QĐ-UBND phê duyệt chỉ giới đường đỏ của tuyến vành đai 3,5 trên địa bàn của huyện Đông Anh và Mê Linh. Theo đó, điểm đầu của tuyến là nút giao điểm của cầu Thượng Cát với tuyến quốc lộ 5 kéo dài ( đường Hoàng Sa ), điểm cuối của tuyến giao trực tiếp với đường vành đai 3 phía Bắc Sông Hồng. Đây là tuyến đường trục chính đô thị.
Sau khi cây cầu hình thành, việc đi lại của người dân từ khu vực Bắc Từ Liêm ở Hà Nội sang khu vực Đông Anh, Mê Linh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Cầu sẽ góp phần giảm tải trực tiếp cho giao thông tại cầu Thăng Long hiện tại cũng như cầu Nhật Tân ở phía xa hơn.
BAO GIỜ CẦU THƯỢNG CÁT TRIỂN KHAI THI CÔNG ?
Cầu Thượng Cát sẽ được nhà nước chủ trương triển khai theo hình thức BT, nghĩa là hợp đồng xây dựng – chuyển giao giữa nhà nước và một đơn vị nhà đầu tư thực hiện xây dựng dự án. Sau khi nhà đầu tư xây dựng xong cầu sẽ chuyển giao công trình cho nhà nước.
Đổi lại, nhà đầu tư được phép thực hiện một dự án khác nhà nước tạo điều kiện giao cho để thu hồi vốn và lợi nhuận hay đơn thuần là dùng quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư như là chi phí xây dựng cầu.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì thông tin về nhà đầu tư chính thức được phép triển khai dự án cầu Thượng Cát vẫn là một ẩn số, cũng như quỹ đất dùng để thanh toán cho nhà đầu tư thay cho chi phí xây dựng cầu cũng chưa được thông tin chính thức.
Vậy nên thời điểm khởi công và bàn giao cầu Thượng Cát đến nay vẫn là một câu hỏi không có câu trả lời .
HÀ NỘI TRIỂN KHAI ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3,5 TỪ CẦU THƯỢNG CÁT ĐẾN QUỐC LỘ 32.
Mới đây Hà Nội đã thông qua phê duyệt dự án đầu tư thi công đường vành đai 3,5 chạy từ chân cầu Thượng Cát đến đường quốc lộ 32 theo hình thức xây dựng – chuyển giao ( BT ).
Theo đó, nội dung đầu tư sẽ là triển khai đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hoàn chỉnh tuyến đường theo đúng phát triển quy hoạch của thủ đô Hà Nội ( những nút giao còn lại của đường vành đai 3,5 nằm phía Tây Thăng Long cắt đường 32 nằm trong một dự án khác ). Các hạng mục chính của tuyến đường là nền đường, hào cáp kỹ thuật, cấp thoát nước, cây xanh, vỉa hè, chiếu sáng, giao thông, di chuyển các công trình nổi, ngầm nằm trong đất triển khai dự án, xây mới 1 cầu đường bộ, 1 nút giao thiết kế hầm chui, các nút giao khác được thiết kế đồng mức ( giao đường ven đê, đường 32 ).
Sở kế hoạch đầ tư Hà Nội đưa ra mục tiêu đầu tư tuyến đường để hiện thực hóa quy hoạch giao thông của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 – đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2016.
Tuyến đường vành đai 3,5 chạy từ cầu Thượng Cát đến đường quốc lộ 32 sẽ giúp người dân từ Đông Anh di chuyển đến đường 32 một cách dễ dàng. Tuyến đường sẽ được đầu tư theo hình thức BT với tổng mức đầu tư lên đến gần 1.500 tỷ đồng. Quỹ đất Hà Nội sẽ dùng để đối ứng cho nhà đầu tư nằm ở huyện Đan Phượng với diện tích gần 50ha.
Đường vành đai 3,5 sẽ tiếp nối cầu Thượng Cát đi vào trung tâm Hà Nội.
Dự kiến ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ dùng quỹ đất là khu đô thị sinh thái Tân Lập tại Đan Phượng có diện tích 48ha nằm trong quy hoạch của phân khu S1 để thanh toán cho nhà đầu tư. Thời gian dự kiến triển khai dự án vào năm 2020. Thời điểm cụ thể sau khi đã phê chuẩn báo cáo nghiên cứu.
Tuyến đường sẽ bắt đầu từ đoạn chân cầu ở phía đê sông Hồng, đoạn nối vào đường ven rẽ lên đê thuộc địa bàn phường Liên Mạc, Bắc Từ Liêm với chiều dài 3,52km chạy đến điểm cuối là nút giao với quốc lộ 32 tại vị trí giữa trường Đại Học Công Nghiệp và trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải, mặt cắt ngang tuyến đường rộng 60m.
Mục đích triển khai để khai thông lộ trình giao thông mới từ phía Đông Anh đến khu vực Tây Hà Nội giảm ùn tắc, áp lực giao thông trực tiếp cho các tuyến cầu Nhật Tân, Thăng Long và các tuyến đường trong nội đô Hà Nội. Phục vụ nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.
Cầu Thượng Cát cùng tuyến đường vành đai 3,5 dẫn từ cầu đến quốc lộ 32 sẽ tạo nên một lộ trình giao thông mới vô cùng dẽ dàng để kết nối khu vực phía Tây thủ đô với huyện Đông Anh, Mê Linh.
Thông tin liên hệ tư vấn hỗ trợ Mua bán ký gửi Nhà đất Đông Anh
- Sàn giao dịch bất động sản Đông Anh
- Website: Bandatdonganh.net
- Hottline :096.929.6228.